Showing posts with label sức khỏe. Show all posts
Showing posts with label sức khỏe. Show all posts

Trong cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc, chị là lang y nổi tiếng với bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp.

Nữ lang y người Thái Hoàng Thị Tuyết Minh (Mai Sơn, Sơn La), nổi tiếng cả nước với bài thuốc tăng cường sinh lý nam, tăng cường nội tiết tố nữ. Thế nhưng, trong cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc, chị là lang y nổi tiếng với bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp.
Theo lời chị Hoàng Tuyết Minh, tổ tiên chị, rồi đến đời ông, đời bố, đều là thầy cúng nổi tiếng đất Sơn La. Những thầy cúng đều giỏi về bốc thuốc và đều là những thầy thuốc dân gian. Mỗi vùng thường có một vài thầy lang và giỏi một vài bài thuốc.



Trong số 15 vị thuốc, thì khó kiếm nhất là cây Co ba mí. Đây là loại thảo dược rất kỳ quái. Chúng mọc lên từ vách đá tai mèo trong rừng già, luồn rễ vào kẽ đá để hút dinh dưỡng lớn lên.


Bố chị là lương y Hoàng Phong, thầy lang nổi tiếng trong cộng đồng người Thái ở Sơn La, mà nhắc đến ai cũng biết. Lương y Hoàng Phong đặc biệt nổi tiếng với bài thuốc đông y chữa các bệnh về xương khớp, như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm đa khớp, gút. Ông gọi chung những bệnh đó với cái tên thấp khớp.
Tuổi thơ lương y người Hoàng Tuyết Minh rất cơ cực, quanh năm suốt tháng theo bố lên rừng đào thuốc, chặt thuốc. Trong nhà chị lúc nào cũng có cả chục bệnh nhân cầu cạnh để có được thuốc dùng.
Nhiều bệnh nhân ở xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc sống trên núi cao, phải đi bộ vài ngày mới tới để được chữa bệnh. Thế nên, bố con chị gùi được bao nhiêu thuốc về, là bệnh nhân lấy sạch. Nhiều bệnh nhân nặng quá, ông Hoàng Phong giữ lại nhà để điều trị.
6 tuổi, chị Minh đã biết hái thuốc. Lương y Hoàng Phong thường sai con gái ra sau vườn, sau đồi hái những cây thuốc quen thuộc để ông chế vào bài thuốc chữa bệnh.
10 tuổi, chị đã đeo gùi, thuổng, dao vào rừng già lấy thuốc. Mấy anh chị em mỗi người đi một hướng, tìm một vài loại cây thuốc khác nhau, rồi hẹn đúng lúc mặt trời xuống núi ra khỏi rừng đem thuốc về nhà.
Năm 2005, lương y Hoàng Phong, vị lương y tài ba mà giản dị trong cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc qua đời. Ông có nhiều con, nhưng người học được nhiều bài thuốc nhất lại là chị Minh.
Chị Minh tiết lộ: "Người Thái không quan niệm truyền cho con trai hay con gái, mà hễ con nào có đam mê, học được nghề, thì sẽ theo nghề của bố. Mình mê cây thuốc từ bé, nên bố nói gì là nhớ ngay và ngấm lâu. Mặc dù theo nghề giáo, nhưng ngoài giờ dạy mình vẫn bốc thuốc quanh năm suốt tháng cho người bệnh".
Lương y Hoàng Phong là người Thái, sống cả đời với rừng, nhưng hiểu biết của ông về bệnh tật và các chức năng trong cơ thể người chẳng kém gì các bác sĩ Tây y hiện đại.




. Trong bài thuốc thấp khớp do lương y Hoàng Phong truyền lại, có tới hơn chục vị, gồm: Co ba mí, Co ời lát, Co nhà chập, Hạ cồ nai, Pha co min, Co mật cơn, Co khên...


Theo chị Minh, những cuốn sách thuốc cổ của người Thái mô tả rất kỹ giải phẫu cơ thể. Các bài thuốc trong sách hướng dẫn cách trị bệnh rất khoa học. Tiếc rằng, chị Minh chưa kịp đọc thông viết thạo chữ Thái cổ, thì bố chị qua đời.
Thế nhưng, những kinh nghiệp chữa bệnh bố chị truyền lại, thì chị nhớ như in, bởi chị rất nhập tâm. Trong bài thuốc thấp khớp do lương y Hoàng Phong truyền lại, có tới hơn chục vị, gồm: Co ba mí, Co ời lát, Co nhà chập, Hạ cồ nai, Pha co min, Co mật cơn, Co khên...
Lương y Hoàng Phong dạy chị Minh rằng, xương khớp là bộ khung nâng đỡ toàn cơ thể, thế nhưng, bộ khung tưởng như cứng như thép với đá đó lại rất dễ bị tổn thương, bởi tác động của thời tiết như trời lạnh, ẩm thấp...
Bệnh thấp khớp lại bắt nguồn từ bế tắc kinh lạc. Kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi và nếu kinh lạc bị tắc bởi ngoại tà, thì sẽ gây nhức mỏi khác khớp, rồi gây ra viêm khớp. Khí huyết không thông ở các hệ cơ bám ở các khớp, máu bơm đến kém, thì khớp cũng dễ bị thoái hóa, tổn thương.
Đến độ tuổi nhất định, cơ thể hấp thụ canxi kém, cũng gây nên bệnh thoái hóa. Những người làm việc vất vả, trong môi trường ẩm thấp, lội bùn, những người ít vận động cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thấp khớp.
Từ những kiến thức cổ nhưng lại rất hiện đại, mà lương y Hoàng Phong đã điều trị bệnh thấp khớp bằng cách dùng thảo dược nâng cao thể trạng, nâng cao chức năng thận, nạp dương khí cho người bệnh, trục khí lạnh, nâng cao khả năng hấp thụ can-xi cho cơ thể, từ đó mà chữa trị tận gốc căn bệnh thấp khớp.
Nữ lang y xinh đẹp Hoàng Tuyết Minh bốc thuốc nhoay nhoáy, tới 15 vị cho 1 ấm thuốc, nhưng đặt lên cân thì chính xác gần như tuyệt đối. Trong số 15 vị thuốc, thì khó kiếm nhất là cây Co ba mí. Đây là loại thảo dược rất kỳ quái. Chúng mọc lên từ vách đá tai mèo trong rừng già, luồn rễ vào kẽ đá để hút dinh dưỡng lớn lên.
Chúng mọc như dây leo, nhìn xa chẳng khác gì con rắn trườn trên đá. Thế nhưng, khi phần dây leo đó lên đến mỏm đá, thì nó dựng lên thành một cái cây, to bằng thân ống điếu cày. Lá của nó có màu xanh nhạt, nhưng lại có hình trái tim.
Điều đặc biệt nữa, là chỉ lấy phần dây leo bám vào đá để làm thuốc. Khi chặt phần dây leo già cỗi đó, thì phần rễ mọc trong kẽ đá lại nảy ra dây nữa và tiếp tục lên thành dây leo mới.



Theo lương y Minh, có đến cả chục loại dây đau xương, nhưng bố chị, ông lang Hoàng Phong chỉ dùng duy nhất một loại.


Để lấy được thứ thảo dược kỳ quái này, lương y Hoàng Tuyết Minh phải lặn lội rừng sâu rất vất vả. Mỗi ngày, có cả chục dân bản lùng sục trong rừng sâu thu thái Co ba mí cho chị, để chị có đủ nguồn thuốc cung cấp cho người bệnh khắp cả nước. Có người, đi rừng cả ngày, nhưng chẳng kiếm được mẩu Co ba mí nào.
Thứ thảo dược đặc biệt nữa, không thể thiếu trong bài thuốc chữa thấp khớp của lương y Hoàng Tuyết Minh, đó là cây Co nhà chập.
Đây là loại thảo dược thuộc họ nhà trúc, thân nhỏ bằng ngón tay, nhưng đốt của nó rất ngắn, xù xì và phình to. Nhìn thân cây cong cong, trông như bộ xương sống của người. Chúng mọc thành bụi ở ven suối, các khe ẩm thấp trong rừng già, trên các dãy núi đá vôi.
Lương y Hoàng Tuyết Minh đưa cho tôi xem một đoạn dây leo kỳ quái, tôi bảo nhìn giống dây đau xương, nhưng lại không phải. Lương y Minh bảo, trong tất cả các bài thuốc chữa xương khớp, gout, đều phải có nó.
Nó chính là dây đau nhức xương, nhưng lại là loài đặc biệt, chỉ mọc ở trên những ngọn núi cao chất ngất. Chị đã trèo lên nhiều quả núi và chỉ thấy chúng xuất hiện ở độ cao trên 1.500m, quanh năm mây mù, lạnh giá.
Theo lương y Minh, có đến cả chục loại dây đau xương, nhưng bố chị, ông lang Hoàng Phong chỉ dùng duy nhất một loại.
Loại dây leo này có hình thù rất kỳ quái, lá giống như loại dây đau nhức xương bình thường, nhưng màu thẫm hơn, lá dầy hơn.
Điều đặc biệt là ở phần thân của nó, tại các đốt, có những u cục rất to, chứa nhiều nhựa. Những loại dây đau xương chữa bệnh bình thường khác không có u cục này.
Loại dây đau xương kỳ quái này chỉ sống trên núi đá granít lạnh giá, ẩm thấp. Khi khai thác, chị Minh đều để lại một vài mẩu u cục bám trên các cành cây cao. Khi thân bị cắt đứt, thì từ cái u cục đó, sẽ nhả ra rễ, và những cái rễ sẽ chảy dài xuống tận mặt đất.
Rễ hút dinh dưỡng nuôi u cục, và từ u cục lại tiếp tục mọc ra đoạn thân, hình thành một hệ sống khác. Bố chị cho biết, thứ nhựa dịch trong các u cục có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, khiến xương dẻo và chắc. Để lấy được loại dây đau xương này, chị chị Minh phải cùng với dân bản vào khu rừng già thuộc bản Tà Vịt (xã Nà Ớt), hay đỉnh Hua Pư cao vời vợi của Chiềng Nơi, rồi sang tận vùng Mường La, Phù Yên, phần đuôi dãy núi Hoàng Liên Sơn rất cao mới thu hái được.
Tôi hỏi: "Từ ngày thừa hưởng bài thuốc của cha, chị đã chữa khỏi cho bao nhiêu người bị các bệnh về xương khớp, gout?", chị Hoàng Tuyết Minh bảo rằng: "Mình không thể nhớ hết được, nhưng chắc chắn phải đến hàng ngàn.
Số lượng bệnh nhân thấp khớp mình ghi chép đầy mấy cuốn sổ. Những người bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cấp, thì chỉ dùng 1 - 2 tháng là khỏi bệnh hoàn toàn. Những bệnh nhân mới bị gout cũng ổn rất nhanh. Còn bệnh gout nặng, khớp đã sưng, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, gai đôi thì phải điều trị kiên trì, uống thuốc ít nhất 3 tháng liên tục mới đạt hiệu quả cao.
Thuốc Tây không chữa được thoái hóa xương khớp, vì chỉ điều trị triệu chứng, nhưng rồi lại gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng nặng nề đến gan, thận. Nhưng đông y thì lại chữa được căn bệnh này, là bởi điều trị tận gốc rễ, tác động vào nguyên nhân hình thành nên bệnh. Chính vì thế, chữa bệnh thấp khớp bằng đông y phải rất kiên trì mới có hiệu quả cao".
Chị Hoàng Tuyết Minh đưa cho tôi xem thang thuốc to đùng, dễ đến nửa bao, và bảo đó là thuốc gout. Chị bảo, với những người mắc bệnh gout dưới 6 năm, ít khi chị chào thua. Ngày xưa, bố chị chữa gout rất hiệu quả, nhưng chỉ đạt khoảng 70%.



Lương y Minh bốc thuốc cho bệnh nhân


Mấy năm trước, lương y Phạm Văn Thanh (nổi danh cả nước với bài thuốc dạ dày đã 5 đời), sau khi nghiên cứu bài thuốc gout của bố chị truyền lại, đã bổ sung cho chị một cây thuốc nữa, đặc biệt là bổ sung mảnh sành cổ vào thang thuốc.
Lương y Thanh bảo, gout là dương khí, mảnh sành nằm dưới đất lâu năm là âm khí, nên cho vào sẽ có tác dụng nhanh hơn.
Tổ tiên lương y Thanh chép lại bài thuốc chữa gout bằng mảnh sành, nhưng lương y Thanh chỉ chuyên tâm vào bệnh dạ dày, nên vẫn giữ bí quyết, mà không phát triển nó. Lúc đầu, chị Minh cũng không tin chuyện mảnh sành chữa gout, nhưng chị đã thử nghiệm trên 100 bệnh nhân gout, và nhận thấy hiệu quả hơn 90%.
Dù không giải thích được bằng khoa học, nhưng là phương thức bí truyền, nên chị vẫn cho mảnh sành vào bài thuốc. Ít ra, nó cũng không có tác hại gì cả.


Tôi chụp lại vài trang trong một cuốn sổ ghi chép theo dõi thông tin về bệnh nhân uống thuốc xương khớp của lương y Hoàng Tuyết Minh, thì đều thấy ở phần trang bên trái, cột “Tình trạng” ghi: “Đã khỏi bệnh”, “Thuyên giảm nhiều”, “Giảm 8 phần”... Rất ít trường hợp không khỏi.
 Rất nhiều trường hợp bị thoái hóa xương khớp, gây viêm đa khớp, nặng đến mức không đi nổi, như bà Lò Thị Hặc (bản Hôm, Chiềng Cọ, TP. Sơn La), rồi bà Bùi Thị Hợi (54 tuổi, Phường Quyết Tâm, TP. Sơn La), sau khi uống hết 3 thang thuốc, thì đã đi lại bình thường, cảm giác như chưa bao giờ bị căn bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hành hạ nữa.
 Rất đặc biệt là trường hợp bà Trương Thị Kim Oanh, ở D20 - Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM. Bà Oanh đã cao tuổi, bị thoái hóa nặng, dẫn đến viêm khớp, chân sưng vù, nặng nề, không đi lại được, phải ngồi xe lăn.
Bà đã đã điều trị đủ các phương pháp tây, ta, bấm huyệt, châm cứu, đi đủ các bệnh viện, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Năm ngoái, sau khi chiếu chụp, các bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ yêu cầu tháo khớp gối. Khi chuẩn bị để các bác sĩ tiến hành tháo khớp, thì được hàng xóm mách lương y Minh.
 Dù không còn nhiều hy vọng, nhưng với miền tin còn nước còn tát, bà Oanh đã liên hệ với lương y Minh để có thuốc uống. Không ngờ, sau khi uống hết 2 liều, trong 2 tháng, thì cái chân sưng vù xẹp đi, khớp gối hết đau, bà đi lại bình thường như lúc chưa có biểu hiện của bệnh.
Cảm động quá, bà Oanh đã bay ra Hà Nội, rồi lặn lội lên tận Sơn La để thăm chị Minh, như lời biết ơn sâu sắc nhất.
Còn rất nhiều những bệnh nhân cũng bị căn bệnh xương khớp hành hạ, đã được lương y Hoàng Tuyết Minh mang đến hy vọng: Như anh Ngô Văn Hùng (Trực Thuận, Trực Ninh, Nam Định); Bùi Đức Thắng (105, lô 2, đường Tô Hiệu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa); Hoàng Thị Vân (Phòng giáo dục Yên Châu, Sơn La); Khổng Minh Tuyên (Công ty Intertek, Thới An 3, phường Thuận An, Quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ); Đặng Thị Tuyết Hải (Tòa án nhân dân Quận 10, TP.HCM); anh Bắc Bộ (Học viện chính trị quân sự - Hà Nội).
Hiện có rất nhiều độc giả liên lạc với tòa soạn và tác giả bài viết để xin số điện thoại của Lương y Hoàng Tuyết Minh. Tòa soạn cung cấp số điện thoại để độc giả cả nước liên lạc, nghe tư vấn về bài thuốc xương khớp, tăng cường sinh lý của lương y Minh: 0915.330535 - 0979.184263 - 04.32151903.
Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím.
Sả được trồng cũng như sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...
Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.
Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.
Chúng ta thường nghe nhiều đến tinh dầu sả, vốn có thể dùng để tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau như aspirin.
Rất tốt, nhưng tinh dầu sả lại rất khó làm. Vì vậy, trang Boldsky đã giới thiệu một cách chế biến từ sả rất có lợi cho sức khỏe. Đó chính là trà sả, thức uống nổi tiếng ở nhiều quốc gia ở Châu Á.
Thực tế, người Ấn Độ cổ đại sử dụng trà sả như là một bài thuốc chữa một số căn bệnh đơn giản.

Facebook Comment

 
Copyright © 2015 Blog Chia Sẻ